Trang chủ

Giới thiệu

Khoa ngoại tiêu hóa

Khoa hậu môn -Trực Tràng

Tư vấn dinh dưỡng

Khóa học dinh dưỡng

Liên hệ

Tin Mới
Monday, 09/09/2024 |

Bệnh trĩ

5.0/5 (1 votes)

Bệnh trĩ là một bệnh lý liên quan đến biến đổi cấu trúc của ống hậu môn do các áp lực trong các tĩnh mạch hậu môn hoặc trực tràng. Bệnh trĩ thường gặp ở những người ngồi nhiều, đặc biệt là người làm việc văn phòng với các dấu hiệu đau nhứt khó chịu ở hậu môn, kèm theo đi cầu ra máu.


Theo hội Hậu môn trực tràng học Việt Nam, trĩ là bệnh lý hàng đầu trong bệnh hậu môn trực tràng với tỷ lệ mắc bệnh khoảng 35 - 50%, đa phần ở nữ giới (chiếm 60%) thuộc độ tuổi từ 30 đến 60 tuổi. Có ba loại trĩ: trĩ nội và trĩ ngoại xuất hiện ở nhiều đối tượng và triệu chứng khác nhau. Cùng Phòng khám BS. Phan Anh Tuấn tìm hiểu về bệnh trĩ với các triệu chứng và nguyên nhân, cách điều trị để chủ động bảo vệ sức khỏe và phòng bệnh nhé.

1. Bệnh trĩ là bệnh gì?

Bệnh trĩ là bệnh lý liên quan đến sự bất thường của ống hậu môn với các hệ thống động mạch, tĩnh mạch và các cơ, mô liên kết bị sưng, giãn ra, gây ứ trệ tuần hoàn cấp máu cho hậu môn, gây nên các triệu chứng đau, khó chịu ở vùng hậu môn, đặc biệt đi kèm theo là dấu hiệu đi cầu ra máu.


Bệnh trĩ là một bệnh cực kỳ phổ biến, tuy không quá nguy hiểm nhưng sẽ để lại nhiều biến chứng nếu không điều trị kịp thời, đặc biệt là gây ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sức khỏe, chất lượng đời sống và cả công việc của người bệnh.

1.1 Triệu chứng bệnh trĩ

Các triệu chứng bệnh trĩ cần hết sức cảnh giác và đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh gây nên những biến chứng khác.

  • Đại tiện ra máy tươi
  • Búi trĩ sa ra ngoài, khỏi hậu môn
  • Thấy đau, ngứa, ẩm ướt tiết dịch tại hậu môn gây cảm giác khó chịu
  • Sưng xung quanh vùng hậu môn, gây nên cảm giác khó chịu trong việc đi đứng, ngồi, di chuyển

1.2 Đối tượng dễ bị bệnh trĩ

Bệnh trĩ là bệnh phổ biến thường gặp, tỉ lệ mắc phải lên đến 35%, trong đó có hơn 60% là nữ giới trong nhóm tổng 35% bệnh trĩ thường gặp. Sau đây là các nhóm đối tượng rất dễ bị bệnh trĩ là:

  • Phụ nữ có thai, sinh con thường ảnh hưởn đến hệ thống tĩnh mạch, mao mạch trực tràng, hậu môn. Chưa kể, phụ nữ mang thai thường ít vận động, kèm theo nhiều áp lực tăng cao, nhất là thời kỳ cuối thai kỳ, sự chèn chép tử cung lên tĩnh mạch ngày một lớn.
  • Người làm việc văn phòng, hay ngồi nhiều, liên tục mỗi ngày, lại ít vận động mà không nạp đủ chất, đủ dinh dưỡng...
  • Tài xế lái xe cũng ngồi nhiều, máu huyết không lưu thông, tăng áp lực tĩnh mạch và gây nên bệnh trĩ
  • Người lao động nặng nhọc, hay mang vác đồ nặng như công nhân bốc vác, công nhân xây dựng...
  • Người thường xuyên bị táo bón, kéo dài liên tục...

2. Phân loại các bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể phát triển bên trong trực tràng gọi là trĩ nội, hoặc phát triển dưới da, xung quanh hậu môn gọi là trĩ ngoại.


2.1 Trĩ nội

Trĩ nội là tình trạng búi trĩ xuất hiện từ phía trên đường lược hình răng cưa của hậu môn và trực tràng. Trĩ nội nằm bên trong trực tràng nên ở giai đoạn sớm không thể nhìn thấy, chỉ phát hiện khi đi đại tiện. Khi trĩ to lên, bệnh nhân đi đại tiện mới bị lòi trĩ. Trĩ nội có 4 cấp độ là:

  • Trĩ độ 1: búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.
  • Trĩ độ 2: lúc bình thường trĩ nằm gọn trong ống hậu môn, khi rặn đi cầu búi trĩ thập thò hay lòi ít ra ngoài. Khi đi cầu xong đứng dậy búi trĩ tự thụt vào trong.
  • Trĩ độ 3: mỗi lần đi cầu hoặc đi lại nhiều, ngồi xổm, làm việc nặng thì búi trĩ lại sa ra ngoài. Lúc này phải nằm nghỉ một lúc búi trĩ mới tụt vào hoặc dùng tay đẩy nhẹ vào.
  • Trĩ độ 4: búi trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn.

a) Dấu hiệu bệnh trĩ nội

Trĩ nội không gây ra đau đớn nhiều và nghiêm trọng như trĩ ngoại, vì khi xuất hiện trĩ nội kích thước nhỏ thường khó nhận biết, các dấu hiệu bệnh trĩ nội có thể kể đến như là:

  • Tiết dịch nhầy tăng nhiều ở hậu môn
  • Kích thước trĩ nhỏ thường không đau, ngay cả khi chảy máu hậu môn
  • Luôn có cảm giác đi chưa hết phân ra ngoài nhưng không thể đi hết
  • Gây cả giác ngứa ngáy, viêm nhiễm vùng hậu môn

b) Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ nội

  • Táo bón và tiêu chảy thường xuyên do thói quen và lối sống không khoa học
  • Mang thai và sinh em bé, gây nên các áp lực tĩnh mạch dễ dẫn đến bệnh trĩ
  • Béo bì, ít vận động
  • Ngồi lâu, gây căng thăng quá mức cho vùng trực tràng

2.2 Trĩ ngoại

Trĩ ngoại là tình trạng búi trĩ xuất hiện ở phía dưới đường lược và nằm bên dưới lớp da của hậu môn. Trĩ ngoại có thể nhìn thấy, sờ thấy và thường xuyên gây ra tình trạng đau rát, khó chịu nhiều hơn trĩ nội do vùng tốn thương tiếp xúc trực tiếp với trang phục, ghế ngồi hoặc các hoạt động đi lại của người bệnh. Trĩ ngoại có 4 cấp độ, dựa vào độ sa của trĩ, gồm:

  • Độ 1: trĩ vương tụ, có thể có hiện tượng chảy máu
  • Độ 2: Sa trĩ khi rặn, tự co lên sau khi đi ngoài
  • Độ 3: Sa trĩ khi rặn, không tự co lên được, phải dùng tay đẩy lên
  • Độ 4: Sa trĩ thường xuyên kể cả trường hợp sa trĩ tắc mạch

a) Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại

  • Ngứa và sưng xung quanh hậu môn
  • Nhìn và sờ thấy có một hoặc nhiều cục u bất thường nổi quanh hậu môn
  • Có chảy máu trong và sau khi đi đại tiện
  • Cảm giác đau, khó chịu thường xuyên ở hậu môn
  • Có thể bị rò rỉ phân, đi ngoài thấy búi trĩ sa ra ngoài hậu môn

b) Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ngoại

  • Thói quen ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động, hay mang vác đồ nặng
  • Táo bón kéo dài
  • Ăn uống thiếu chất xơ, ăn đồ cay, nóng thường xuyên
  • Hay ngồi xổm, rặn khi đi cầu, quan hệ đồng tính nam hoặc quan hệ tình dục đường hậu môn nhiều
  • Phụ nữ mang thai, sau sinh đẻ dễ có hệ thống tĩnh mạch yếu

3. Cách điều trị bệnh trĩ

Nguyên tắc điều trị bệnh trĩ là không điều trị triệu chứng trừ khi có biến chứng. Tùy theo từng thể trạng sức khỏe và tình hình bệnh của bệnh nhân mà có các phương pháp điều trị phù hợp. Phòng khám Bs. Phan Anh Tuấn chia sẻ các phương pháp điều trị bệnh trĩ tham khảo nhé.


3.1 Điều trị nội khoa

  • Thay đổi chế độ ăn uống, ăn nhiều chất sơ, các chất làm mềm phân, uống thêm nước
  • Hạn chế rặn khi đi cầu
  • Ngâm hậu môn trong nước ấm ngày 2,3 lần, mỗi lần 10 phút.
  • Không ngồi nhiều, vận động nhẹ nhàng.
  • Nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để xác định nguyên nhân việc chảy máu khi đi cầu, nhiều khi còn đến từ bệnh lý khác.

3.2 Điều trị ngoại khoa

Với điều trị ngoại khoa thì có thể sử dụng một số phương pháp điều trị như là:

a) Sử dụng thuốc

Bác sĩ sẽ tư vấn, thăm khám và lên phác đồ điều trị cụ thể, các loại thuốc uống trị bệnh trĩ thường là thuốc ngừa đau, chống chảy máu, và sau cùng mới chữa trĩ. Một số loại thuốc thường được kê toa điều trị bệnh trĩ là: Grinkor Fort, Proctolog, Daflon... Tuy nhiên, bệnh nhân không tự ý mua thuốc nếu không có hướng dẫn và chỉnh định của bác sĩ. Việc này không chỉ không khỏi bệnh mà còn làm tình trạng nặng thêm.

b) Các phương pháp thiệp thủ thuật

Tùy theo từng tình trạng bệnh nhân cụ thể, bác sĩ sẽ thực hiện các thiệp thủ thuật phù hợp, đảm bảo vừa hết bệnh, vừa mang đến sự hiệu quả, an toàn cho bệnh nhân:

  • Thắt dây chun: thường được bác sĩ chỉ định cho trĩ nội độ I và II để trĩ rụng.
  • Tiêm xơ chỉ định: thường áp dụng cho trĩ độ I, II, nhất là những bệnh nhân suy  giảm miễn dịch, hoặc mắc bệnh đông máu.
  • Quang đông hồng ngoại: chỉ định cho trĩ độ I, II
  • Đốt lase búi trĩ: áp dụng cho trĩ độ II

c) Các phương pháp phẫu thuật

  • Phẫu thuật cắt búi trĩ: trực tiếp cắt búi trĩ, thường dành cho những người bệnh trĩ cấp độ III, IV có biến chứng.
  • Phẫu thuật khâu treo triệt mạch trĩ: cắt và khâu phần mạch máu cung cấp búi trĩ co nhỏ lại, nhưng phương pháp này khá tốn chi phí vì kỹ thuật cao và bệnh nhân nhanh chóng ổn định sức khỏe, sinh hoạt bình thường
  • Phẫu thuật khâu triệt mạch trĩ dưới: chỉ định cho trĩ nội từ độ I đến độ III, cắt nguồn động mạch chạy dưới niêm mạc để đến các đám rối trĩ làm cho các búi trĩ teo nhỏ lại.

4. Những câu hỏi thường gặp về bệnh trĩ

Phòng khám Bs. Phan Anh Tuấn giải đáp tất tần tật các câu hỏi về bệnh trĩ mà rất nhiều bệnh nhân thắc mắc, gửi về cho chúng tôi. Cùng tham khảo và tìm hiểu nhé.

4.1 Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ thường là bệnh lành tính, không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời thì không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, bất tiện trong cuộc sống, sinh hoạt mà có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng khác như hoại tử búi trĩ, nhiễm trùng hậu môn, nhiễm trùng máu... Vậy nên cần điều trị sớm để có một sức khỏe tốt, an toàn.

4.2 Bệnh trĩ có lây không?

Bệnh trĩ là bệnh không lây nhiễm dù bất kỳ hình thức nào, bệnh trĩ là nguyên nhân của việc phình to các đám rối tĩnh mạch ở hậu môn kèm theo các lối sống, thói quen ăn uống, sinh hoạt từ bên ngoài tác động vào gây nên tình trạng bệnh. Vậy nên để phòng bệnh trĩ tốt nhất bạn cần thay đổi thói quen sống, sinh hoạt khoa học, đúng giờ.

4.3 Bệnh trĩ có di truyền không?

Bệnh trĩ là bệnh không di truyền nhưng thông thường trong một gia đình, ccos thể có xu hướng cùng mắc bệnh trĩ đều do thói quen ăn uống, sinh hoạt giống nhau, dẫn đến việc tổn thương và ảnh hưởng hậu môn, gây nên bệnh trĩ. Việc này hoàn toàn khác với di truyền.

5. Phòng khám BS. Phan anh Tuấn

Phòng khám Bs. Phan Anh Tuấn chuyên thực hiện điều trị các chuyên khoa về tiêu hóa, gan, mật và khoa hậu môn trực tràng. Với kinh nghiệm cùng kiến thức chuyên môn cao, Bs. Phan Tuấn Anh – người đang công tác tại bệnh viện Bình Dân, Trung tâm Medic Hòa Hảo, Bệnh viện Vạn Hạnh đã và đang đồng hành tư vấn giúp cho hơn 10.000 người có sức khỏe tốt. Thực hiện phẫu thuật thành công hơn 8000 ca bệnh.


Đặc biệt, bằng kinh nghiệm 20 năm đúc kết trong lĩnh vực ngành y, Bs. Phan Anh Tuấn không chỉ là người trực tiếp khám, chữa bệnh cho nhiều bệnh nhân mà còn là người nghiên cứu những phương pháp mới làm sao có thể giúp chữa lành và phòng ngừa bệnh tật mà hạn chế hoặc thậm chí có thể không dùng đến thuốc tây để tránh những biến chứng và tác dụng phụ về sau.

Ngoài việc khám và chữa bệnh chuyên khoa, Phòng khám Bs. Phan Anh Tuấn còn thực hiện các chuyên mục tư vấn về dinh dưỡng, tiêu hóa, giảm cân, thanh lọc cơ thể. Có 2 gói dịch vụ tư vấn là: tư vấn online và tư vấn tại nhà. 

Tùy theo nhu cầu của quý khách hàng lựa chọn từng gói dịch vụ phù hợp. Tư vấn sức khỏe online được thực hiện qua điện thoại, website hoặc facbook, zoom, zalo, skype... giúp cho các đối tượng khách hàng ở vùng xa, lớn tuổi đang không tiện trong việc di chuyển.

Bằng tất cả chuyên môn, kinh nghiệm của mình, Phòng khám Bs. Phan Anh Tuấn sẽ thực hiện tư vấn và chuẩn đoán chính xác, giúp bệnh nhân hoàn toàn an tâm. Mọi thông tin đặt lịch online liên hệ qua số điện thoại. 0989 003 766. Bác sĩ Phan Anh Tuấn sẽ là người trực tiếp tư vấn cho khách hàng.

Vậy nên, nếu có bất kỳ vấn đề gì liên quan đến sức khỏe? Bạn đang lo lắng và cần sự hỗ trợ của chuyên gia, có kinh nghiệm và chuyên môn cao thì đừng ngần ngại liên hệ ngay Phòng khám Bs. Phan Anh Tuấn để được hỗ trợ nhé. Chúng tôi sẽ luôn đồng hành tư vấn, hỗ trợ giải đáp thắc mắc và trực tiếp đồng hành trong phát đồ điều trị để giúp quý khách hàng có một sức khỏe tốt, ổn định. Khỏe cả thân – tâm – trí.

5.1 Các dịch vụ Phòng khám Bs. Phan Anh Tuấn cung cấp

Phòng khám Bs. Phan Anh Tuấn chuyên thực hiện:

  • Khám và điều trị tiêu hóa: gan, túi mật, tuyến tụy
  • Khám và điều trị hậu môn, trực tràng
  • Tư vấn dinh dưỡng, thanh thanh lọc cơ thể, tăng hệ miễn dịch
  • Tổ chức các khóa học về dinh dưỡng

5.2 Cam kết dịch vụ

  • Đồng hành cùng quý khách hàng xuyên suốt quá trình tư vấn, thăm khám, chuẩn đoán và điều trị
  • Phác đồ điều trị cho bệnh nhân được cân nhắc lựa chọn, đảm bảo phù hợp và hiệu quả nhất với mỗi trường hợp.
  • Người bệnh và người thân được hướng dẫn, trao đổi về kiến thức về chăm sóc sức khỏe.
  • Lấy người bệnh làm trung tâm, phục vụ bằng y đức, sự tận tâm và tận tụy.
  • Được thăm khám và điều trị với Bs. Phan Anh Tuấn có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm thực tế.

Mọi thông tin chi tiết về tư vấn, tham vấn chuyên môn của bác sĩ vui lòng liên hệ trực tiếp thông tin bên dưới hoặc tổng đài đặt lịch trước: 0989 003 766. Phòng khám Bs. Phan Anh Tuấn luôn luôn đồng hành cùng bạn chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

>> Xem thêm: bệnh tiểu đường có nguy hiểm không

PHÒNG KHÁM BS. PHAN ANH TUẤN - PHÒNG KHÁM NGOẠI TIÊU HÓA - GAN MẬT 

  • Địa chỉ: VP: 766/1P Sư Vạn Hạnh nối dài, phường 12, quận 10 (khu villa 766)
  • Website: www.bacsiphananhtuan.com
  • Email: lienhe@bacsichinhminh.com
  • Tell: 0989 003 766 – Ths.Bs. Phan Anh Tuấn