Trang chủ

Giới thiệu

Khoa ngoại tiêu hóa

Khoa hậu môn -Trực Tràng

Tư vấn dinh dưỡng

Khóa học dinh dưỡng

Liên hệ

Tin Mới
Thursday, 12/12/2024 |

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?

5.0/5 (1 votes)

Hãy cùng, Bs Phan Anh Tuấn tìm hiểu về bệnh tiểu đường có nguy hiểm không qua bài viết dưới đây nhé. Theo các chuyên gia y khoa, đến thời điểm hiện tại, tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm chỉ đứng sau bệnh tim mạch và ung thư. Căn bệnh này nếu không được kiểm soát tốt sẽ không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Mà còn làm tăng nguy cơ mắc phải các biến chứng nguy hiểm như bệnh lý tim mạch, suy thận, tổn thương võng mạc, đột quỵ,... 

Để có thể hiểu hơn về căn bệnh này, mời bạn đọc theo dõi ngay bài viết với những chia sẻ hữu ích từ Phòng khám BS Phan Anh Tuấn nhé!

1. Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường, là một căn bệnh phát triển thầm lặng trong cơ thể và chỉ biểu hiện ra ngoài khi đã trở nên nghiệm trọng. Về bản chất, đây là căn bệnh liên quan đến sự rối loạn chuyển hóa chất đường trong cơ thể. 

Theo đó khi tuyến tụy không sản xuất insulin hay tế bào bị mất khả năng sử dụng insulin dẫn đến insulin bị thiếu hụt hoặc không hoạt động bình thường. Mà insulin là một chất quan trọng giúp chuyển hóa đường trong máu, nếu insulin bị ảnh hưởng thì quá trình chuyển hóa đường cũng bị ảnh hưởng theo. Kết quả là sự dư thừa glucose trong máu, được hiểu là lượng đường trong máu lúc nào cũng cao hơn thông thường, sẽ gây ra bệnh tiểu đường. 

1.1. Bệnh tiểu đường có mấy cấp độ?

Bệnh tiểu đường được chia thành các cấp độ cũng như các loại sau: 

1.1.1. Bệnh tiểu đường type 1

Là loại bệnh tiểu đường phụ thuộc vào insulin, xuất hiện khi tuyến tụy bị tổn thương nên không thể sản xuất hoặc sản xuất không đủ lượng insulin cần dùng cho cơ thể. Loại bệnh này được điều trị bằng cách tiêm insulin mỗi ngày.

1.1.2. Bệnh tiểu đường type 2

Là loại bệnh thường gặp nhất và chiếm khoảng 95% các trường hợp bệnh tiểu đường. Bệnh xảy ra khi tuyến tụy vẫn sản xuất được insulin nhưng không đảm bảo đủ nồng độ đường cần thiết trong máu hoặc các tế bào trong cơ thể trở nên kháng insulin, thiếu nhạy cảm với insulin. Phương pháp điều trị bệnh thường được áp dụng là mỗi ngày đều cung cấp insulin bằng đường tiêm hoặc dạng viên uống có liều dùng cao hơn.

1.1.3. Bệnh tiểu đường thai kỳ

Nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ mang thai sẽ có nhiều thay đổi và có khả năng sẽ xảy ra trường hợp kháng insulin, nhất là giai đoạn giữa hoặc cuối thai kỳ dẫn tới đến tiểu đường thai kỳ. Bệnh cần được kiểm soát chặt chẽ để đảm sức khỏe cho cả mẹ và sự phát triển của trẻ. 

1.2. Nguyên nhân bệnh tiểu đường

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới căn bệnh tiểu đường. Những nguyên nhân bệnh tiểu đường theo từng nhóm tuyp 1, tuyp 2, tiểu đường thai kỳ gồm:

1.2.1. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 1

Hiện các yếu tố được xem là nguy cơ hình thành căn bệnh tiểu đường type 1 vẫn đang trong quá trình nghiên cứu. Vì theo một nghiên cứu khoa học cho thấy, tiểu đường type 1 là do tế bào beta của tuyến tụy bị tổn thương, thậm chí là phá hủy khiến cho cơ thể không còn hoặc còn rất ít insulin. 

Trong đó chiếm 95% là do cơ chế tự miễn (type 1A), nghĩa là do hệ miễn dịch tấn công và phá hủy nhầm các tế bào sản xuất insulin, và khoảng 5% không rõ nguyên nhân (tuýp 1B).

Nhưng ghi nhận từ đa số trường hợp mắc tiểu đường type 1 cho thấy nếu người trong gia đình từng có tiền sử mắc bệnh hoặc các yếu tố môi trường, phơi nhiễm với một số nhóm virus,... cũng có thể xem là nguy cơ gây ra bệnh. 

1.2.2. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2 vẫn chưa được làm rõ. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh:

  • Tiền sử gia đình từng có cha mẹ, con, anh chị em ruột mắc bệnh;
  • Tiền sử bản thân từng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ;
  • Tiền sử bệnh lý tim mạch, chủ yếu do xơ vữa động mạch;
  • Người có bệnh tăng huyết áp;
  • Ít hoạt động thể lực, tập luyện thể dục thể thao;
  • Thừa cân hoặc béo phì;
  • Tình trạng rối loạn dung nạp glucose hoặc rối loạn đường huyết;
  • Nữ giới mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Người trên 45 tuổi

1.2.3. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ

Như đã lý giải cơ chế mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, nguyên nhân gây ra bệnh cũng được giải thích tương tự. Những kích thích của nhau thai tạo ra để duy trì thai kỳ sẽ làm tăng sự kháng insulin. Ở trạng thái thông thường, tuyến tụy sẽ sản xuất lượng insulin đủ để vượt qua sức đề kháng này, nhưng trong một số trường hợp lại không thể sản xuất đủ lượng insulin cần thiết. 

Vì thế lượng đường vận chuyển cho tế bào sẽ bị giảm, dần tích tụ lại và tăng cao trong máu gây nên bệnh tiểu đường thai kỳ.

Những đối tượng phụ nữ mang thai có cân nặng tăng không kiểm soát, tiền sử gia đình, có chẩn đoán rối loạn dung nạp đường,... sẽ có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ cao hơn.

2. Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?

Bệnh tiểu đường thật sự là căn bệnh nguy hiểm khi có những biến chứng đáng lo ngại ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng. Bên cạnh những biến chứng cấp tính như gây ra tình trạng hạ đường huyết hoặc dẫn tới hôn mê, cần được cấp cứu ngay để tránh nguy cơ tử vong. Bệnh còn gây ra những biến chứng mãn tính đáng lo ngại. Cùng Phòng Khám Bác Sĩ Phan Anh Tuấn tìm hiểu biến chứng bệnh tiểu đường nguy hiểm cần lưu ý:

2.1. Nguy cơ nhiễm trùng

Khi lượng đường trong máu tăng cao, vi khuẩn sẽ có điều kiện thuận lợi để tấn công và phát triển làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vì thế thường thấy những người mắc bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ nhiễm trùng rất cao như nhiễm trùng răng miệng, tiết niệu, vết thương lâu lành,... Những tình trạng viêm nhiễm này thường rất dai dẳng và khó chữa trị. 

2.2. Tổn thương về thần kinh

Một trong những biến chứng xuất hiện sớm và phổ biến nhất ở người bệnh tiểu đường là biến chứng về thần kinh. Những tổn thương thần kinh này gồm mất hoặc rối loạn cảm giác đau, thường bị tê nhức, nóng ở chân, đổ nhiều mồ hôi, rối loạn nhịp tim và hơi thở,... Bên cạnh đó còn là biến chứng tổn thương thần kinh thực vật nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh như rối loạn tiêu hóa, nhồi máu cơ tim, liệt bàng quang,…

2.3. Biến chứng ở mắt

Đường huyết tăng cao không chỉ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm mà còn có thể ảnh hưởng tới mao mạch ở đáy mắt. Từ đó kéo theo tình trạng suy giảm thị lực, mờ mắt, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp,... và nghiêm trọng hơn là mù lòa. 

2.4. Biến chứng ở bàn chân

Những biến chứng tổn thương thần kinh xảy ra thường xuất hiện kèm với biến chứng bàn chân. Biểu hiện rõ rệt nhất cho biến chứng này là cảm giác ngứa, đau rát, nóng hoặc mất hẳn cảm giác ở bàn chân. Khi lượng máu cung cấp giảm dần, ngón chân hoặc bàn chân sẽ có thể bị biến dạng. Dần dần là tình trạng sưng đau ở mắt cá hoặc bàn chân, đến các vết thương hở, vết loét ở bàn chân chảy nước và rất lâu lành. 

Bên cạnh đó là các biến chứng nghiêm trọng hơn nữa như nhiễm trùng và áp xe ở bàn chân; biến dạng cả bàn chân; hoại tử; cắt cụt chi;...

2.5. Biến chứng trên da

Người bệnh tiểu đường cũng thường cảm thấy ngứa ngoài da, hay da xuất hiện các nốt mụn nhọt; ánh vàng ở lòng bàn tay và bàn chân; có u nhỏ màu vàng gây ngứa ở lòng bàn chân, bàn tay, mông; viêm mủ da;…

2.6. Bệnh Alzheimer

Người mắc bệnh tiểu đường type 2 có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn hẳn người thường.

2.7. Biến chứng ở thận

Thận là bộ phận quan trọng giúp loại bỏ chất thải từ máu trong cơ thể. Khi căn bệnh tiểu đường khiến chức năng lọc của thận bị suy giảm sẽ có thể gây ra căn bệnh thận mãn tính, suy thận,... 

2.8. Biến chứng tim mạch

Bệnh tiểu đường lâu ngày cũng có khả năng làm xuất hiện những biến chứng tim mạch với các bệnh lý huyết áp cao, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não và nguy cơ đột quỵ cao hơn so với người không mắc bệnh.

2.9. Biến chứng trong thời kỳ mang thai

Phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ có thể gặp phải những biến chứng như tăng huyết áp dẫn tới tiền sản giật, sưng chân, tái phát bệnh ở lần mang thai tiếp theo và diễn tiến thành bệnh tiểu đường type 2 khi lớn tuổi. 

Thai nhi sẽ có nguy cơ phát triển nhanh hơn và mắc bệnh tiểu đường type 2 về sau. Nếu không được điều trị đúng cách trong suốt thời gian mang thai còn có thể xảy ra nguy cơ tử vong trước hoặc sau sinh.

3. Cách điều trị bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường cần được kiểm soát chặt chẽ và điều trị lâu dài, với nền tảng chính là điều chỉnh lối sống để người bệnh có thể ổn định dài lâu. Cụ thể có các cách điều trị bệnh tiểu đường sau:

 

3.1. Ăn uống lành mạnh

Người bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn uống lành mạnh với việc sử dụng nhóm trái cây, rau củ, ngũ cốc, các loại hạt,… chứa nhiều chất xơ để cung cấp vitamin, khoáng chất và carbohydrate hàm lượng thấp cho cơ thể. Đặc biệt không hút thuốc lá, ở gần khu vực hút thuốc lá và uống rượu, bia vừa phải.

Ngoài ra, người bệnh tiểu đường cũng cần lưu ý, khi ăn trái cây, hãy chọn ăn những loại quả có nhiều chất xơ, vitamin và chất béo tốt như dâu tây, dâu đen, việt quất, mâm xôi, nho đen, bưởi, cam, quýt, bơ, oliu,... Và tuyệt đối nên tránh loại trái cây có chứa lượng đường lớn, sẽ gây hại cho bệnh. Cụ thể là: 

5 loại trái cây người bệnh tiểu đường không nên ăn

  • Sầu riêng, mít: Lượng đường trong sầu riêng và mít là rất lớn có thể gây tăng huyết áp và không hề tốt cho người bệnh. Lượng đường này tương đương với lượng đường của 1 lon cocacola hoặc một chén cơm trắng.
  • Trái dứa chín: Dứa chín cũng có lượng đường rất cao nhưng lại giàu vitamin và nguyên tố vi lượng. Vì thế người bệnh chỉ nên ăn với một lượng nhỏ để tăng cường khả năng chống viêm nhiễm. 
  • Xoài chín: Xoài chín có rất nhiều đường và là loại quả người bệnh tiểu đường không nên ăn, nhưng nếu được thì hãy ăn xoài xanh vì trong vỏ xoài xanh có hợp chất giúp insulin làm việc hiệu quả hơn.
  • Chuối chín: Lượng đường trong trong chuối chín đặc biệt cao và người bệnh nên tránh ăn.
  • Vải thiều và nhãn: Tương tự, trong vải thiều và nhãn cũng chứa hàm lượng đường khá cao và rất ít chất xơ. Do đó bệnh nhân chỉ nên ăn vài quả tươi vào bữa phụ và cách xa bữa chính. 

3.2. Hoạt động thể chất

Tăng cường và duy trì hoạt động thể chất khoảng 30 phút mỗi ngày sẽ giúp người bệnh giảm cân nặng, giảm đường trong máu, tăng độ nhạy cảm với insulin và duy trì lượng đường trong máu ở mức tiêu chuẩn.

3.3. Sử dụng thuốc

Tùy theo loại bệnh tiểu đường mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc như: 

  • Thuốc không phải insulin (thường là dạng viên uống)
  • Thuốc gây tăng tiết insulin
  • Thuốc giúp làm chậm hấp thu chất béo và glucose từ ruột
  • Insulin

3.4. Theo dõi lượng đường trong máu

Theo dõi lượng đường trong máu là việc làm quan trọng và cần thực hiện thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh cần giữ được lượng đường huyết thật gần với mục tiêu giúp phòng chống hoặc trì hoãn các biến chứng liên quan đến bệnh.

*Lưu ý: Với phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, bên cạnh chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ dinh dưỡng, tập thể dục và kiểm tra đường huyết hằng ngày theo theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thì bệnh nhân còn được lập biểu đồ để theo dõi sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Cũng như được cân nhắc sử dụng sớm loại thuốc phù hợp như insulin nhằm đảm bảo một thai kỳ an toàn và phát triển bình thường.

4. Phòng khám BS Phan Anh Tuấn

Phòng khám Th.S – BS Phan Anh Tuấn là phòng khám chuyên thực hiện điều trị các chuyên khoa về tiêu hóa, gan, mật và hậu môn trực tràng, đặc biệt là bệnh tiểu đường. Với kinh nghiệm cùng kiến thức chuyên môn cao, Bs. Phan Tuấn Anh – người đang công tác tại bệnh viện Bình Dân, Trung tâm Medic Hòa Hảo, Bệnh viện Vạn Hạnh đã và đang đồng hành tư vấn giúp cho hàng ngàn người có sức khỏe tốt hơn, cũng như thực hiện phẫu thuật thành công cho hàng ngàn ca bệnh.

Đặc biệt, bằng kinh nghiệm 20 năm đúc kết trong lĩnh vực ngành y, Bs. Phan Anh Tuấn không chỉ là người trực tiếp khám, chữa bệnh cho nhiều bệnh nhân. Mà còn là người nghiên cứu những phương pháp mới làm sao có thể giúp chữa lành và phòng ngừa bệnh tật nhưng vẫn hạn chế, hoặc thậm chí có thể không dùng đến thuốc tây để tránh những biến chứng và tác dụng phụ về sau.

Ngoài việc khám và chữa bệnh chuyên khoa, Phòng khám Bs. Phan Anh Tuấn còn thực hiện các chuyên mục tư vấn về dinh dưỡng, tiêu hóa, giảm cân, thanh lọc cơ thể. Có 2 gói dịch vụ tư vấn là: Tư vấn online và tư vấn tại nhà.

Tùy theo nhu cầu của quý khách hàng mà có thể lựa chọn gói dịch vụ phù hợp nhất. Tư vấn sức khỏe online được thực hiện qua điện thoại, website hoặc facbook, zoom, zalo, skype,... giúp cho các đối tượng khách hàng ở vùng xa, lớn tuổi đang không tiện trong việc di chuyển.

Bằng tất cả chuyên môn, kinh nghiệm của mình, Phòng khám Bs. Phan Anh Tuấn sẽ thực hiện tư vấn và chuẩn đoán chính xác, giúp bệnh nhân hoàn toàn an tâm. Mọi thông tin đặt lịch online liên hệ qua số điện thoại: 0989 003 766. Bác sĩ Phan Anh Tuấn sẽ là người trực tiếp tư vấn cho khách hàng.

Vậy nên, nếu có bất kỳ vấn đề gì liên quan đến sức khỏe? Bạn đang lo lắng và cần sự hỗ trợ của chuyên gia, có kinh nghiệm và chuyên môn cao thì đừng ngần ngại liên hệ ngay Phòng khám Bs. Phan Anh Tuấn để được hỗ trợ nhé!

Chúng tôi sẽ luôn tư vấn, hỗ trợ giải đáp thắc mắc và trực tiếp đồng hành trong quá trình thăm khám lẫn thực hiện phát đồ điều trị để giúp quý khách hàng có một sức khỏe tốt, ổn định, khỏe cả Thân – Tâm – Trí.

4.1 Các dịch vụ phòng khám BS Phan Anh Tuấn 

  • Nội soi tiêu hóa: Nội soi dạ dày, nội soi đại tràng, tầm soát ung thư, cắt polyp, thắt trĩ, thắt tĩnh mạch thực quản, gắp dị vật,....
  • Khám các bệnh Tiêu hóa: Ợ hơi, ợ chua, đầy hơi khó tiêu, cảm giác khó thở, nuốt nghẹn, nôn ói, tiêu chảy, táo bón, IBS, hội chứng ruột khích thích, viêm loét đại tràng,....
  • Khám Gan mật: Viêm gan virus, gan nhiễm mỡ, sỏi mật, tắc ống dẫn mật, sán lá gan, viêm tụy cấp – mạn, u tụy,…
  • Khám các bệnh Hậu môn – Trực tràng: Trĩ, rò hậu môn, nứt – ngứa – hẹp – tổn thương cơ thắt hậu môn, táo bón, sa trực tràng, hội chứng ruột kích thích,…
  • Tư vấn dinh dưỡng: Bệnh ung thư, bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, kiểm soát cơ thể, thanh lọc cơ thể, tăng hệ miễn dịch.

4.2 Cam kết dịch vụ

  • Lấy người bệnh làm trung tâm, phục vụ bằng y đức, sự tận tâm và tận tụy.
  • Người bệnh được thăm khám và điều trị với đội ngũ bác sĩ, Th.S – BS Phan Anh Tuấn có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.
  • Phác đồ điều trị cho bệnh nhân được cân nhắc lựa chọn, đảm bảo phù hợp và hiệu quả nhất với mỗi trường hợp.
  • Người bệnh và người thân được hướng dẫn, trao đổi về kiến thức về chăm sóc sức khỏe.
  • Các quyền lợi của người bệnh được tôn trọng, đặc biệt là quyền riêng tư và bảo mật thông tin.
  • Tuân thủ các quy trình và quy định về nhiễm khuẩn, tránh tối đa các nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện.
  • Toàn bộ cán bộ nhân viên y tế thường xuyên được trau dồi, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ bệnh nhân.
  • Đồng hành cùng người bệnh xuyên suốt quá trình tư vấn, thăm khám, chuẩn đoán và điều trị.

Mọi thông tin chi tiết về tư vấn, tham vấn chuyên môn của bác sĩ vui lòng liên hệ trực tiếp thông tin bên dưới hoặc tổng đài đặt lịch 0989003766. Phòng khám Th.S – BS Phan Anh Tuấn hy vọng sẽ được đồng hành cùng chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho bản thân và gia đình bạn! 

>> Xem thêm: sỏi túi mật

PHÒNG KHÁM NGOẠI TIÊU HÓA – GAN MẬT TH.S BS ANH TUẤN

  • Tel: 0989003766 – Hotline: 0989003766 
  • Email: lienhe@bacsichinhminh.com
  • Website: bacsiphananhtuan.com
  • Địa chỉ: 766/1P Sư Vạn Hạnh nối dài, Phường 12, Quận 10 (Khu Villa 766), TP.HCM.
Lưu ý
Quý khách đang xem bài viết " Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?" . Những thông tin cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Mỗi người bệnh có một thể trạng sức khỏe và tình trạng bệnh lý khác nhau, liên hệ tực tiếp Phòng khám Bs. để được thăm khám, chuẩn đoán và tham vấn phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả và an toàn. Không tự ý mua thuốc hoặc điều trị khi không có hướng dẫn. Mọi thông tin chi tiết liên hê: xin hãy thông báo cho chúng tôi.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN