Trang chủ

Giới thiệu

Khoa ngoại tiêu hóa

Khoa hậu môn -Trực Tràng

Tư vấn dinh dưỡng

Khóa học dinh dưỡng

Liên hệ

Tin Mới
Monday, 20/05/2024 |

Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì?

5.0/5 (1 votes)
- 5

Bs. Phan Anh Tuấn sẽ tư vấn và trà lời cho các bệnh nhân liên quan về bệnh tiểu đường và cách điều trị bệnh nhân tiểu đường. Vậy bệnh tiểu đường kiêng ăn gì? Trên thực tế, tiểu đường là bệnh liên quan đến quá trình chuyển hóa thức ăn trong cơ thể. Nên bệnh nhân ăn gì nó cực kỳ ảnh hưởng và quyết định tình trạng bệnh của chính họ.


Theo nhiều nghiên cứu cho thấy những người tiêu thụ nhiều chất béo chuyển hóa có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn 40%. Một chế độ ăn uống đúng không chỉ vừa khỏe mà còn giúp kiểm soát lượng đường của người bệnh tiểu đường. Vậy Cùng Bs. Phan Anh Tuấn tìm hiểu và giải đáp 2 câu hỏi bệnh tiểu đường kiêng ăn gì? Nên ăn gì ở bài viết dưới đây nhé.

1. Nguyên tắc ăn uống cho người bệnh tiểu đường

Theo "Hướng dẫn điều trị bệnh tiểu đường mới nhất" của Hiệp hội tiểu đường Mỹ (ADA) và Hiệp hội tiểu đường Châu Âu (EASD) vào tháng 06/2015: Chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể lực là nền tảng cơ bản trong điều trị bệnh tiểu đường. Trong đó, chế độ dinh dưỡng chiếm phần lớn từ việc ăn uống, các thức ăn bạn đưa vào cơ thể. Vậy sau đây là các nguyên tắt ăn uống cho người bệnh tiểu đường cần hết sức lưu ý


1.1 Kiểm soát mức năng lượng đưa vào cơ thể

Mỗi người sẽ có một thể trạng và sức khỏe khác nhau, cần có chế độ ăn uống phù hợp với đúng sức khỏe của chính mình. Kiểm soát mức năng lượng, thức ăn đưa vào cơ thể. Để làm được điều này sẽ cần có bác sĩ tư vấn dinh dưỡng để giúp bệnh nhân xác định được mức năng lượng phù hợp nhất.

1.2 Ăn đủ bữa, hạn chế đường, muối, chất béo bão hòa

Không nên bỏ bữa, không nên để cơ thể quá đói. Nên ăn uống đúng giờ, đủ bữa ăn, kèm theo những bữa ăn nhẹ càng tốt, tránh nguy cơ khi đói nạp lượng thức ăn nhiều, năng lượng lớn vào cơ thể thì lượng glucose máu sẽ không ổn định. Để làm được điều này bạn xây dựng kế hoạch ăn uống đúng giờ một cách đều đặn để tạo thói quen tốt.

Cần kiểm soát thành phần tinh bột, chất đạm và chất béo một cách cân đối và đảm bảo đều đặn cho người bệnh tiểu đường thì lượng đường huyết ẽ ổn định. Lượng muối ăn tiêu chuẩn ở người trưởng thành là 1500-2300 mg / ngày. Bổ sung một lượng vừa phải chất béo không bão hòa (có trong các loại hạt, cá, quả bơ…) và lượng đường phù hợp với mức glucose máu của bản thân.

1.3 Kết hợp luyện tập thể thao đều đặn

Cơ thế hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất khi kết hợp với các hoạt động thể dục thể thao. Người bệnh tiểu đường nên kết hợp luyện tập thể thục để cơ thể trao đổi chất dễ dàng hơn, kiểu soát cân nặng và mức glucose trong máu tốt hơn. Nên bắt đầu bằng những bài tập nhẹ nhàng và nâng dần lên. Quan trọng là kiên trì và luyện tập đều đặn.

1.4 Bổ sung vitamin, chất xơ, khoáng chất để cơ thể hoạt động khỏe mạnh

Chất xơ không sinh năng lượng và giúp làm chậm hấp thu đường vào máu. Nên bổ sung vitamin và khoáng chất đầy đủ để giúp cơ thể luôn cân bằng, hấp thụ đầy đủ dưỡng chất, hoạt động khỏe mạnh.

1.5 Chế độ ăn cho người tiểu đường đơn giản, dễ áp dụng

Một chế độ ăn kiêng khem nhiều quá sẽ rất khiến người bệnh áp lực và stress. Việc này còn ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết của bệnh nhân nhiều hơn. Vậy nên khi lên thực đơn ăn uống cho người bệnh tiểu đường cần lưu ý với tiêu chí ĐƠN GIẢN - DỄ LÀM - PHỔ BIẾN MỌI NGƯỜI, dễ mua.

1.6 Thay đổi thói quen ăn uống

Cuối cùng là người bệnh tiểu đường cần thay đổi thói quen trong cách ăn uống để đảm bảo mang đến hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe và giảm lượng đường huyết cơ thể. Cụ thể:

  • Nên uống đủ nước mỗi ngày để cơ thể hoạt động.
  • Ăn đúng giờ, đúng bữa, ăn chậm, nhai kỹ.
  • Tránh những món ăn chiên, xào hay nướng.
  • Tránh ăn khuya vì dễ tăng đường huyết vào buổi sáng.
  • Không ăn các loại thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn.
  • Có thể ăn các thực phẩm mềm, các món hấp, luộc.
  • Ăn đa dạng các món ăn, không quá kiêng khem, chỉ cần kiểm soát tinh bột, chất đạm, chất béo cần bằng.

2. Người bệnh tiểu đường kiêng ăn gì?

"Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra" là câu  nói của người xưa để khuyên răn sự cẩn trọng khi ăn uống, nói năng nhằm tránh được tai họa, bệnh tật không đáng có. Bạn cũng dễ dàng nhận thấy chế độ ăn uống ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến sự phát triển và phục hồi cơ thể mỗi chúng ta. Đặc biệt là người bênh tiểu đường thì phải ăn uống lưu ý để giữ lượng đường huyết ổn định. Vậy người bệnh tiểu đường kiêng ăn gì?

2.1 Các loại trái cây người bệnh tiểu đường không nên ăn?

Trái cây là một phần của chế độ ăn uống cân bằng cho nhiều người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, trong trái cây có đường, có thể làm tăng đột biến lượng đường sau ăn, ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường. Vì thế, sau đây là các loại trái cây người bệnh tiểu đường không nên ăn nhé:

a) Sầu riêng

Sầu riêng có nhiều dinh dưỡng nhưng hàm lượng đường glucose và fructose cực cao, 100gram sầu riêng - tương đương 3 múi bao gồm cả hạt và cơm có hàm lượng đường tương đương một lon coca hoặc một bát cơm. Nên nếu bị tiểu đường, ăn sầu riêng nhiều thì khiến lượng đường trong máu tăng nhanh, ảnh hưởng đến sức khỏe.


b) Mít

Mít có chỉ số đường huyết trung bình (GI) khoảng 50-60 trên thang điểm 100. Tuy nhiên, 150gr mít có 143 calo, cực cao, cộng thêm lượng đường huyết trung bình cũng tương đối, có thể dẫn đến nguy cơ tăng đường huyết cho người bệnh tiểu đường nên tuyệt đối tránh. Nếu bạn muốn ăn mít thì nên ăn khoảng 75gr (khoảng ½ chén và không được ăn thêm)

c) Chuối chín

Đây là loại quả người bệnh nên hạn chế ăn nhất vì lượng đường trong chuối, đặc biệt là chuối chín kỹ rất cao. Cứ 100g chuối chín thì có 22.8g carbohydrate, 12.2g đường. Chuối càng chín thì chỉ số đường huyết GI càng tăng, đồng nghĩa với việc ăn chuối chín sẽ càng khiến lượng đường trong máu tăng nhanh hơn.

d) Vải thiều, nhãn

Vải thiều và nhãn không chỉ có tính nóng mà còn có lượng đường vô cùng lớn, khiến lượng đường huyết của người bệnh tiểu đường dễ tăng cao, bệnh sẽ dễ trầm trọng hơn. Vậy nên cần tuyệt đối không ăn 2 loại vải này, không chỉ có tính nóng mà còn không tốt cho người bệnh tiểu đường.

e) Dứa chín

Trong 1 quả dứa khoảng 165gr thì có khoảng 22gr carbohydrate và 16.3gr đường. Do chứa carbohydrate và cả đường tự nhiên khá cao nên người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn dứa quá nhiều. Số lượng dứa ăn vào phải phù hợp, cân đối với phần còn lại của chế độ ăn và liệu trình điều trị.

2.2 Các loại thực phẩm người bệnh tiểu đường kiêng ăn

Ngoài các loại trái cây tuyệt đối nên tránh xa thì sau đây là những loại thực phẩm người bệnh tiểu đường nên kiêng khem và nếu có thể nên tránh tuyệt đối, thay đổi bằng những loại thực phẩm, thức ăn tốt khác sẽ giúp cải thiện tình hình bệnh tiểu đường của mình. Cụ thể:

a) Gạo trắng, bánh mì, bột sắn dây

Gạo trắng, bột sắn dây, bánh mì là những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết GI cực cao, khiến người bệnh tiểu đường tăng nồng độ đường nhanh sau khi ăn. Tuy nhiên, gạo lại là thực phẩm phổ biến, người bệnh tiểu đường có thể giảm hàm lượng gạo trắng hoặc thay thế bằng các loại tinh bột khác như là gạo lít, ngũ cốc nguyên cám, bún, phỏ, nui…

b) Các loại trái cây sấy, bánh kẹo

Trái cây có nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, riêng các loại trái cây sấy, phơi khô thì lượng nước mất, hàm lượng đường tăng cao, chưa kể còn được tẩm thêm đường. Cao gấp 3-4 lần so với loại trái cây tươi nên người bệnh tiểu đường tuyệt đối không ăn các loại trái cây sấy khô nhé.

 khi trái cây được sấy khô làm mất nước, hàm lượng đường tăng cao. Do đó, người bệnh tiểu đường ăn trái cây sấy dễ tăng đường huyết hơn trái cây tươi. Hàm lượng đường trong nho khô cao gấp 3 lần so với nho tươi. Người bệnh tiểu đường nên bổ sung trái cây tươi thay vì ăn trái cây sấy khô. Bánh kẹo cũng nên tránh và hạn chế ăn vì hàm lượng đường cực cao.

c) Các loại củ quả nướng

Các loại củ quả nướng như khoai lang, khoai từ, khoai môn… nướng thì hàm lượng nước giảm, tinh bột cực cao sẽ không tốt cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường. Nên hạn chế ăn hoặc chuyển sang món luộc, hấp nhưng nên ăn với số lượng ít để giữ chỉ số đường huyết trong cơ thể ổn định, khỏe khoắn.

d) Các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa

Các thực phẩm chất béo bão hòa như: sữa nguyên kem, bơ, thịt bò, xúc xích, thịt xông khói, dầu dừa, dầu hạt cọ… Các thực phẩm chất béo chuyển hóa ở sản phẩm thức ăn nhanh như: khoai tây chiên, bánh quy, snack, bơ thực vật, đồ nướng… đều không tốt cho sức khỏe, vì các chất béo này khó hấp thụ và còn làm chậm quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể. Chưa kể, các chất béo này còn dễ dẫn đến tình trạng bệnh tim mạch.

e) Các loại nước có ga, có nồng độ cồn

Không chỉ người bệnh tiểu đường, người bình thường cũng hạn chế hoặc tránh xa các loại nước có gas, có nồng độ cồn, chất kích thích, vì nó cực kỳ có hại cho sức khỏe, gây nên nhiều bệnh và đặc biệt ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết của người bệnh tiểu đường cực kỳ nghiêm trọng cần lưu ý.

f) Không ăn thực phẩm có nhiều muối

Người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn những thực phẩm có nhiều muối như là: dưa muối, cà muối, khô cá, khô mực có tẩm muối, mắm, đồ hộp… hoặc các đồ thức ăn nhanh, chế biến sẵn vì hàm lượng crab, muối và đường cực cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chỉ số đường huyết.

2.3 Những sai lầm trong ăn uống người bệnh tiểu đường

  • Người bệnh không nên kiêng tinh bột, trái cây ngọt, mà nên lựa chọn những loại tinh bột, trái cây có hàm lượng đường thấp. Vì cơ thể không thể hoạt động, trao đổi chất nếu thiếu đường và tinh bột.
  • Không nên bỏ chất béo, vì chất béo có vai trò dự trữ và cung cấp năng lượng cho cơ thể, hấp thụ một số vitmin tan trong dầu.
  • Đường không chỉ có ở dạng thực phẩm vị ngọt mà nhiều thực phẩm khác như cơm, bánh mì... nên xác định và hiểu đúng về lượng đường huyết.
  • Có nhiều người cho rằng ăn nhiều thịt đỏ là tốt, nhưng ăn quá nhiều gây tăng cholesterol trong máu, nguy cơ cao bị bệnh tim mạch.

3. Các loại thực phẩm tốt cho người bị tiểu đường

Bs. Phan Anh Tuấn gợi ý đến quý khách hàng một số thực phẩm và trái cây tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường, bạn có thể tham khảo và lên thực đơn người bệnh tiểu đường phù hợp với thể trạng sức khỏe và tình hình bệnh nhân nhé.


3.1 Các loại thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường

Có 3 nhóm thực phẩm quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển của cơ thể là: protein (đạm), lipid (mỡ) và carbohydrate (chất bột đường), ngoài ra phải tăng cường chất xơ và rau củ.

a) Chất đạm: 

Các thực phẩm giàu đạm là thịt, cá, hải sản, trứng, các sản phẩm từ sữa, đậu phụ, các loại đậu, các loại hạt. Đặc biệt là cá, người bệnh tiểu đường nên ăn cá ít nhất 2 lần 1 tuần với các loại cá thu, cá hồi, cá tuyết, cá ngừ...

b) Chất béo: 

Các loại thực phẩm chất béo tốt, không bão hòa sẽ cực kỳ tốt cho người bị tiểu đường, gồm có: các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt điều, đậu hà lan, đậu phộng, đậu nành, mè, hạt hướng dương, trái bơ, quả hạch, cá thu, cá hồi, cá trích, cá mòi…

c) Tinh bột và đường: 

Nên ăn tinh bột có chỉ số đường huyết thấp, giàu chất xơ và ít calo như: khoai lang, gạo lứt, bắp, củ từ, đậu hà lan, đậu lăng, ngũ cốc nguyên cám…

d) Chất xơ và rau củ: 

Nhóm chất xơ không thể thiếu cho người tiểu đường thường là: bông cải xanh, cải thìa, rau bina, cải xoăn, rau mùi, rau diếp, cần tây, bí đỏ non, cà rốt, củ cải đường, bơ, cải brussels...

e) Uống đủ nước

Người bệnh đừng quên bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày để cơ thể trao đổi chất nhé. Tối thiểu trung bình: 40mL/kg/ ngày

3.2 Các loại trái cây dành cho người bệnh tiểu đường

Người bị tiểu đường có thể ăn những loại hoa quả sau đây, chỉ số đường huyết vừa thấp, vừa bổ sung vitamin, chất xơ cũng như kiềm chế cơn thèm ăn các món lặt vặt, thức ăn nhanh không lành mạnh. Một số loại hoa củ quả tốt cho sức khỏe gồm:

  • Bưởi
  • Dâu tây
  • Cam
  • Cherry
  • Táo
  • Đu đủ

4. Cách điều trị bệnh tiểu đường

Thông thường bệnh tiểu đường không trị khỏi, mà sẽ được tư vấn theo dõi và điều trị để kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể ở mức bình thường, ổn định nhất. Tùy vào từng tình trạng bệnh tiểu đường mà sẽ có cách điều trị phù hợp. Phòng khám Bs. Phan Anh Tuấn chia sẻ đến quý khách hàng, quý độc giả các cách điều trị bệnh tiểu đường tham khảo nhé.


Cách điều trị bệnh tiểu đường tốt nhất là thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh và thăm khám đầy đủ, định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để có những sự cải thiện tốt nhất. Sau đây là 5 bước quan trọng điều trị bệnh tiểu đường bạn có thể tham khảo nhé.

  • Ăn uống lành mạnh: Thay đổi cách ăn uống, chia nhỏ bữa ăn, không nên ăn các thực phẩm thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ hoặc các loại thức uống có cồn. Không nên hút thuốc lá, hạn chế ở khu vực hút thuốc lá, hạn chế bia rượu...Lựa chọn những thực phẩm tốt cho sức khỏe và kiểm soát lượng đường huyết tốt nhất.
  • Vận động, thể dục đều đặn: Nên tập luyện thể dục thể thao đều đặn, các bộ môn gợi ý là chạy bộ, bơi, đạp xe hoặc các bài tập toàn thân để có một cơ thể vận động toàn diện, vừa giúp giảm cân, cơ săn chắc, vừa giúp tăng độ nhạy với insulin và giữ điều hòa lượng đường trong máu ổn định.
  • Sử dụng thuốc: Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng thuốc không phải insulin hoặc thuốc gây tăng tiết insulin. Tuy nhiên, toàn bộ các loại thuốc uống phải được chỉ định của bác sĩ sau khi thăm khám và tư vấn đầy đủ, rõ ràng, tuyệt đối không tự ý mua thuốc không theo hướng dẫn.
  • Theo dõi lượng đường huyết cơ thể: Nên kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên để theo dõi. Giữ lượng đường trog máu càng gần mức mục tiêu bình thường càng tốt, việc này giúp ngăn ngừa những biến chứng lên quan đến căn bệnh này.

5. Phòng khám Bs. Phan Anh Tuấn

Phòng khám Bs. Phan Anh Tuấn chuyên thực hiện điều trị các chuyên khoa về tiêu hóa, gan, mật và hậu môn trực tràng. Với kinh nghiệm cùng kiến thức chuyên môn cao, Bs. Phan Tuấn Anh – người đang công tác tại bệnh viện Bình Dân, Trung tâm Medic Hòa Hảo, Bệnh viện Vạn Hạnh đã và đang đồng hành tư vấn giúp cho hơn 10.000 người có sức khỏe tốt. Thực hiện phẫu thuật thành công hơn 8000 ca bệnh.


Đặc biệt, bằng kinh nghiệm 20 năm đúc kết trong lĩnh vực ngành y, Bs. Phan Anh Tuấn không chỉ là người trực tiếp khám, chữa bệnh cho nhiều bệnh nhân mà còn là người nghiên cứu những phương pháp mới làm sao có thể giúp chữa lành và phòng ngừa bệnh tật mà hạn chế hoặc thậm chí có thể không dùng đến thuốc tây để tránh những biến chứng và tác dụng phụ về sau.

Ngoài việc khám và chữa bệnh chuyên khoa, Phòng khám Bs. Phan Anh Tuấn còn thực hiện các chuyên mục tư vấn về dinh dưỡng, tiêu hóa, giảm cân, thanh lọc cơ thể. Có 2 gói dịch vụ tư vấn là: tư vấn online và tư vấn tại nhà. 

Tùy theo nhu cầu của quý khách hàng lựa chọn từng gói dịch vụ phù hợp. Tư vấn sức khỏe online được thực hiện qua điện thoại, website hoặc facbook, zoom, zalo, skype... giúp cho các đối tượng khách hàng ở vùng xa, lớn tuổi đang không tiện trong việc di chuyển.

Bằng tất cả chuyên môn, kinh nghiệm của mình, Phòng khám Bs. Phan Anh Tuấn sẽ thực hiện tư vấn và chuẩn đoán chính xác, giúp bệnh nhân hoàn toàn an tâm. Mọi thông tin đặt lịch online liên hệ qua số điện thoại. 0989 003 766. Bác sĩ Phan Anh Tuấn sẽ là người trực tiếp tư vấn cho khách hàng.

Vậy nên, nếu có bất kỳ vấn đề gì liên quan đến sức khỏe? Bạn đang lo lắng và cần sự hỗ trợ của chuyên gia, có kinh nghiệm và chuyên môn cao thì đừng ngần ngại liên hệ ngay Phòng khám Bs. Phan Anh Tuấn để được hỗ trợ nhé. Chúng tôi sẽ luôn đồng hành tư vấn, hỗ trợ giải đáp thắc mắc và trực tiếp đồng hành trong phát đồ điều trị để giúp quý khách hàng có một sức khỏe tốt, ổn định. Khỏe cả thân – tâm – trí.

5.1 Các dịch vụ Phòng khám Bs. Phan Anh Tuấn cung cấp

Phòng khám Bs. Phan Anh Tuấn chuyên thực hiện:

  • Khám và điều trị tiêu hóa: gan, túi mật, tuyến tụy
  • Khám và điều trị hậu môn, trực tràng
  • Tư vấn dinh dưỡng, thanh thanh lọc cơ thể, tăng hệ miễn dịch
  • Tổ chức các khóa học về dinh dưỡng

5.2 Cam kết dịch vụ

  • Đồng hành cùng quý khách hàng xuyên suốt quá trình tư vấn, thăm khám, chuẩn đoán và điều trị
  • Phác đồ điều trị cho bệnh nhân được cân nhắc lựa chọn, đảm bảo phù hợp và hiệu quả nhất với mỗi trường hợp.
  • Người bệnh và người thân được hướng dẫn, trao đổi về kiến thức về chăm sóc sức khỏe.
  • Lấy người bệnh làm trung tâm, phục vụ bằng y đức, sự tận tâm và tận tụy.
  • Được thăm khám và điều trị với Bs. Phan Anh Tuấn có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm thực tế.

Mọi thông tin chi tiết về tư vấn, tham vấn chuyên môn của bác sĩ vui lòng liên hệ trực tiếp thông tin bên dưới hoặc tổng đài đặt lịch trước: 0989 003 766. Phòng khám Bs. Phan Anh Tuấn luôn luôn đồng hành cùng bạn chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

>> Xem thêm: bệnh tiểu đường có nguy hiểm không

PHÒNG KHÁM BS. PHAN ANH TUẤN - PHÒNG KHÁM NGOẠI TIÊU HÓA - GAN MẬT 

  • Địa chỉ: VP: 766/1P Sư Vạn Hạnh nối dài, phường 12, quận 10 (khu villa 766)
  • Website: www.bacsiphananhtuan.com
  • Email: lienhe@bacsichinhminh.com
  • Tell: 0989 003 766 – Ths.Bs. Phan Anh Tuấn

Lưu ý
Quý khách đang xem bài viết " Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì?" . Những thông tin cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Mỗi người bệnh có một thể trạng sức khỏe và tình trạng bệnh lý khác nhau, liên hệ tực tiếp Phòng khám Bs. để được thăm khám, chuẩn đoán và tham vấn phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả và an toàn. Không tự ý mua thuốc hoặc điều trị khi không có hướng dẫn. Mọi thông tin chi tiết liên hê: xin hãy thông báo cho chúng tôi.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN